Tại Sao Kim Cương Lại Đắt? Kim Cương Có Thực Sự Quý Hiếm

Tại Sao Kim Cương Lại Đắt? Kim Cương Có Thực Sự Quý Hiếm

Câu hỏi Tại sao kim cương lại đắt? Kim cương có thực sự quý hiếm? nếu nói dễ trả lời thì cũng dễ mà nói khó thì cũng khó. Bởi lẽ mức độ phổ biến của kim cương với tất cả cả mọi người chắc vẫn còn hạn chế, hãy cùng WOW đọc xong bài viết này để xem tại sao kim cương lại đắt nhé!

Tại sao kim cương lại đắt? Nguyên nhân vì sao?

Sự hình thành cấu trúc kim cương trong tự nhiên

Tại sao kim cương lại đắt thì trước mắt Kim Cương là được xem là khoáng vật hình thành dưới nhiệt độ cùng với áp suất rất cao, với thành phần chính là nguyên tố Cacbon chiếm 99,95% và 0,05% nguyên tố khác như Boron và Nitrogen.

Sự hình thành cấu trúc kim cương trong tự nhiên

Loại đá cực quý này hình thành sâu trong lòng đất, ở độ sâu 140km – 220km, tầm nhiệt dao động của nó từ 1150 – 1200 độ C và áp suất rơi vào khoảng 50 – 70 kilobars. Việc hình thành nên cấu trúc kim cương cần rất nhiều thời gian, phải đến hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ năm. Điều này tác động trực tiếp đến giá trị thực tế và vì sao kim cương lại đắt là như vậy.

Kim Cương tự nhiên sở hữu tính chất vật lý và cả tính chất hóa học hoàn hảo. Ngoài độ cứng, độ bền gần như tuyệt đối. Thì kim cương còn có khả năng là tán xạ ánh sáng cực tốt. Cũng nhờ các tính chất đó mà nó được ứng dụng rộng rãi bên trong đời sống và khoa học – công nghệ.

Một mặt khác, không phải mọi loại kim cương đều quý giá. Vì trên thực tế, kim cương tự nhiên thường có nhiều khuyết điểm. Trải qua quá trình gia công, sàng lọc kỹ thì mới có thể phân loại rõ ràng kim cương rồi mới quyết định dùng làm trang sức hay dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp và ứng dụng nghiên cứu.

Chi phí khai thác và gia công kim cương

Kim cương hình thành trong một môi trường vô cùng khắc nghiệt, nhiệt độ cao và áp suất lớn gây trở ngại rất nhiều. Kiểm chứng cho thấy kim cương đa số tập trung tại những nơi trắc ẩn và nguy hiểm như gần miệng núi lửa, nằm sâu dưới lòng đất, bên trong những mạch khoáng ngầm… Những địa điểm này được coi là có trữ lượng kim cương lớn nhất, như Nam Á, châu Phi và Bắc Mỹ.

Để có thể định vị tìm ra được một mỏ kim cương sở hữu một mức trữ lượng đủ lớn và tiến hành khai thác công nghiệp, các nhà địa chất đã phải tiến hành nghiên cứu trong nhiều năm tính bằng thập kỷ. Khi khai thác, nhân công làm việc luôn duy trì ở mức vài trăm người. Ước tính rằng tìm ra được một carat kim cương ( khoảng 20 mg), những người thợ đã phải đào bới rồi sàng lọc lên tới 1,3 triệu tấn đất đá.

Chi phí khai thác và gia công kim cương

Chưa hết, lúc này vẫn chỉ là kim cương thô và giá trị của chúng chỉ bằng được 40% kim cương đã xử lý kỹ. Chúng còn phải trải qua một quy trình dài đánh bóng, cắt ghép nhiều lần. Những công việc trên phải tiến hành thủ công bằng tay mà máy móc không giúp được gì. Cảnh tượng hàng trăm công nhân miệt mài liên tục trong khu chế xuất để mài và đánh bóng kim cương là điều dễ dàng bắt gặp.

Tất cả những chi phí liệt kê phía trên được cộng dồn lại và ai cũng hiểu rằng chi phí nhân lực, chi phí sản xuất kim cương là một con số khổng lồ. Từ đây suy ra giai đoạn này cũng góp phần làm cho vì sao kim cương đắt là như vậy.

Độc quyền trong ngành kim cương

Không phải bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào cũng sẽ được phép khai thác kim cương một cách công khai. Hiện nay, những công ty trên thế giới được phép khai thác kim cương tự nhiên là rất ít, trong đó những cái tên cộm cán cần kể đến là De Beers, Debswana, BHP Billiton hay Alrosa. Và De Beers chính là cái tên đặc biệt cần chú ý nhất. Tờ báo của The Diamond Registry từng thống kê rằng 80% trữ lượng kim cương trên toàn cầu khai thác được thuộc sở hữu của De Beers.

Sự độc quyền trong việc khai thác kim cương là một đòn bẩy trong chuỗi cung ứng, những mạng lưới liên kết giữa các công ty chính là lý do đẩy giá kim cương trở nên đắt đỏ và tại sao kim cương lại đắt.

Nhu cầu sở hữu kim cương ngày càng nhiều

Một điều ít ai chú ý là cả một thế hệ người tiêu dùng đã lớn lên từng ngày mà không hề nhìn thấy bất kỳ một quảng cáo kim cương nào. Tuy nhiên, tất cả mọi người trên thế giới vẫn đều muốn mua kim cương.

Trong khi hầu hết mặt hàng kim cương được rao bán ở Hoa Kỳ và Châu Âu, sau này thì các thị trường đang phát triển ví dụ Trung Quốc và Ấn Độ mở trở nên phổ biến. Nhu cầu về sản phẩm kim cương sẽ tiếp tục tăng mạnh  khi các thị trường trở nên giàu có hơn.

Nhu cầu sở hữu kim cương ngày càng nhiều

Bất chấp sự tăng trưởng mạnh về doanh số, có quá nhiều sự cạnh tranh trong mọi giai đoạn của các kênh phân phối đến nỗi làm cho bản thân ngành kim cương trở nên thu hẹp và củng cố lại, một sai lầm hoặc đánh mất nguồn tài chính đồng nghĩa với việc một công ty ngừng kinh doanh. Có ít người trong ngành vượt qua được, nhà bán lẻ ít hơn, ít nhà sản xuất, ít nhà bán buôn kim cương hơn (kim cương ngày nay thường đi trực tiếp từ người cắt đến nhà bán lẻ) và ít đại lý thô hơn nữa.

Kim cương đắt tiền vì chúng có giá rất cao khi đến thị trường, nguồn cung ứng đá quý chất lượng tốt có hạn và mọi người đều muốn mua chúng. Nó chỉ đơn giản là cung và cầu.

Buôn lậu kim cương

Mức giá quá đắt đỏ, lợi nhuận lại thu được cao, kim cương đương nhiên sẽ là mặt hàng ưa thích hàng đầu của giới buôn lậu. Trên thế giới có tồn tại một nơi được gọi là “chợ trời kim cương” – thành phố Surat, bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Tại đây, các thương vụ giao dịch mua bán “kim cương máu”  diễn ra hằng ngày (kim cương lậu có được do các cuộc tranh giành, cướp bóc…).

Chúng sẽ được gột rửa tẩy sạch nguồn gốc, làm giả đủ loại giấy tờ để biến thành kim cương sạch nguồn gốc rõ ràng. Ước tính được mỗi năm từ đây cung cấp trữ lượng kim cương trị giá 3-5 tỷ USD đi khắp nơi trên toàn cầu.

Mỗi viên kim cương đến được tay thượng khách đã phải trải qua rất nhiều nhịp cầu. Tại mỗi nhịp cầu, thì mức giá của chúng lại được đẩy lên thêm một bậc. Sự lũy tiến này khiến cho chúng đã đắt lại trở nên đắt, cũng dễ hiểu tại sao kim cương lại đắt là như vậy.

Kim cương có thực sự hiếm?

Thoạt đầu, kim cương được mặc định là biểu tượng cực đại của sự sang trọng và sẽ chỉ dành cho những người giàu có. Nhưng cuộc đại suy thoái kinh hoàng của những năm 1930 đã buộc ông lớn De Beers tìm cách duy trì và tạo ra nhu cầu kim cương một cách bất chấp tác động của nền kinh tế.

Họ thật sự cần một chiến lược tiếp thị hiệu quả để kim cương được sử dụng mãi mãi. Trên thực tế, kim cương sẽ không có giá trị khi bán lại cao (vì chúng không quá hiếm và có nhiều trên thị trường) và điều này đã cản trở nhu cầu mua vào. Tất cả vấn đề này được Harry Oppenheimer, là con trai của Ernest Oppenheimer thảo luận với bên N. W. Ayer, đơn vị quảng cáo được De Beers tín nhiệm.

N.W. Ayer đã tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rộng vào thái độ xã hội và nhận thức người dân về kim cương, từ đó kết luận rằng kim cương là biểu tượng của sự sang trọng, dành riêng cho những ai giàu có.

Từ đây, yêu cầu đầu tiên là phải gửi gắm nhiều hơn kết nối tình cảm cho kim cương, để nó làm lu mờ đi giá trị về sự sang trọng vốn dĩ là tiêu chí hàng đầu. Họ nảy ra ý tưởng kết hợp với tình yêu, sự cam kết trong hôn nhân vào kim cương với một chiến dịch tiếp thị mang tên A Diamond is Forever (Kim cương dành cho sự vĩnh cửu).

Trong khi quảng cáo này tuy không tạo ra sự khao khát tột độ của nhân loại với kim cương, nhưng nó vẫn là nhân tố giúp gia tăng về nhu cầu, đặc biệt là từ thế kỷ 20. Biên tập viên quảng cáo Mary Frances Gerety người đã viết slogan nổi tiếng “Kim cương là sự vĩnh hằng” vào năm 1947, nó đã xuất hiện hầu hết các quảng cáo của De Beers kể từ đó.

Chiến dịch quảng cáo nhẫn đính hôn kim cương nhanh chóng viral và đã đi sâu vào tiềm thức về cách thể hiện tình yêu và sự cam kết hôn nhân. Vào năm 1999, Advertising Age đã gọi đây là khẩu hiệu thành công số một lịch sử trong thế kỷ 20.

Quảng cáo đã thành công vượt trội trong việc quảng bá kim cương nó không chỉ là một biểu tượng địa vị và sự sang trọng, mà còn là biểu tượng vĩnh hằng cho một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc. Nhưng có lẽ, nó sẽ không hiệu quả đến vậy nếu không vì mối liên hệ vốn đã sâu sắc của con người cùng với các phẩm chất của kim cương: độ bền, không lỗi thời, vẻ đẹp kiêu sa và quý hiếm.

Tại sao kim cương đắt hơn vàng, cái gì đắt hơn kim cương?

Muốn biết rõ hơn tại sao kim cương đắt hơn vàng hoặc so sánh giá trị giữa vàng và kim cương một cách chính xác nhất thì đầu tiên ta phải tìm hiểu vàng là gì đã nhé!

Định nghĩa vàng là gì

Đầu tiên, vàng được định nghĩa là hợp kim quý giá và nó có màu vàng sẫm cùng ánh đỏ. Nó có tên tiếng Latinh là Aurum, được ký hiệu Au. Khi ở dạng nguyên chất thì vàng tương đối mềm và dễ dàng dát mỏng, kéo dài. Đặc biệt vàng có tính phóng xạ cực kỳ cao… Với nhiều đặc điểm đặc biệt nên vàng ngay từ đầu đã được xem là một kim loại quý hiếm vô cùng.

Định nghĩa vàng là gì

Vàng được thừa hưởng nét đẹp quý giá, cộng với vẻ tinh tế đặc trưng. Do vậy nên rất hay được chọn làm vật dụng dùng để trao đổi mua bán, chế tác làm nữ trang, huy chương của các cuộc thi quốc tế. Ngoài ra vàng còn được ứng dụng nhiều trong những quy trình nghiên cứu trong khoa học công nghệ. Ngành mỹ phẩm sau này đã sản xuất ra các sản phẩm chứa vàng với công dụng chăm sóc da, làm đẹp cho chị em phụ nữ.

Kim cương và vàng cái nào giá trị hơn, quý hơn?

Cả kim cương và vàng đều là những loại trang sức vô cùng quý hiếm mang trong những đặc tính vượt trội cả về hình thức lẫn công dụng. Nên khi hỏi tại sao kim cương lại quý, hay tại sao kim cương đắt hơn vàng. Cũng chính những ưu điểm này mà khi quy đổi ra tiền tệ chúng chắc chắn sẽ có chênh lệch, và thực tế thì kim cương sẽ đắt tiền hơn hẳn vàng.

Độ phổ biến của vàng là một điều dễ dàng nhận thấy, bất kì ai cũng đều có thể dễ dàng sở hữu vàng vì giá thành phải chăng, sản lượng vàng lớn, dễ khai thác. Đặc biệt giá cả sẽ có biến động, nên chúng ta hay tranh thủ mua lúc giá thấp và bán lúc giá cao. Vàng được định giá bởi độ nguyên chất và khối lượng của nó.

Còn việc kim cương quý hơn vàng bởi vì độ khan hiếm của kim cương trong việc khai thác vô cùng khó khăn vất vả. Chỉ khoảng 5ly (0.5 carat) kim cương tấm đã có giá hơn hẳn 1 cây vàng. Kim cương càng lớn, có giác cắt đẹp, độ trong suốt vượt trội hay màu sắc càng hiếm thì giá càng cao.

Kim cương và vàng cái nào giá trị hơn, quý hơn?

Giữa vàng và kim cương, thì vàng là dạng tài sản dễ bị tác động bởi xã hội, chúng có thể kiếm lời rất nhanh do chu kỳ biến động giá chớp nhoáng. Nhưng cũng có đôi lúc bất khả kháng mà ta phải bán vàng trong lúc giá đang thấp. Ngược lại, thị trường kim cương có tính ổn định cao hơn, kim cương cũng không sợ bị hao hụt trong quá trình sử dụng, thị trường mức giá cũng không bị thay đổi quá nhanh.

Các viên kim cương có vẻ ngoài đẹp mắt thì giá trị được định vị càng cao và càng khó sở hữu, nên vì thế nhiều người không ngần ngại mà ra giá cao hơn để sở hữu chúng.

Vậy tóm lại, giữa kim cương và vàng cái nào quý hơn, giá trị hơn? Câu trả lời của WOW đó chính là kim cương.

Nên mua Vàng hay Kim Cương

Nếu để đưa ra một lời khuyên rằng, nên mua vàng hay kim cương thì chúng ta còn phải tự đặt ngược câu hỏi cho chính mình. Xem xét bản thân hiện tại đang định hướng thế nào, nhu cầu sử dụng ra sao để quyết định chọn mua kim cương hoặc mua vàng.

Chia sẻ thật lòng, sản phẩm về vàng sẽ thích hợp nhất với các khách hàng có kinh tế tương đối từ trung bình khá thì sẽ hợp lý hơn. Giá thành phải chăng, đa dạng mẫu mã có khả năng chuyển đổi nhanh chống, hoặc mua vàng cây vàng thỏi để dành tiết kiệm lâu dài cũng rất hợp lý.

Còn sản phẩm kim cương sẽ phù hợp hơn khi bạn đang có mức kinh tế ổn định và vượt bật, vì dùng kim cương cũng đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm thì mới chọn đúng. Kim cương để càng lâu về sau giá trị sẽ càng tăng, có thể do độ quý hiếm trên thị trường.

Bài viết này, WOW Diamond Jewelry muốn gửi đến các quý khách hàng thông điệp, dù chọn cho mình món trang sức bằng kim cương hay vàng cũng đều tốt cả. Hơn ai hết, chính bạn sẽ hiểu bản thân bạn mong muốn điều gì, vai trò của WOW ở đây như một người bạn đồng hành, sẵn sàng chia sẻ thật lòng mọi điều với bạn.

WOW Diamond Jewelry chúc cho bạn sẽ có một sự lựa chọn hoàn hảo cho chính mình, vì tất cả chúng ta đều xứng đáng có được những điều tốt nhất!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo