Dành cho những ai chưa từng biết hoặc chưa từng tìm hiểu kim cương là gì? Bài viết này đích thực dành cho bạn. Đây là một tổng hợp toàn bộ kiến thức từ chuyên gia về kim cương của WOW mang đến mà bạn nên biết để có thể tự tin mình là một người có gu, có kiến thức phong phú.
Kim cương là gì?
Những ai thắc mắc kim cương là gì, thì kim cương là đệ nhất đá quý trong tất cả các loại đá quý mà con người có thể sở hữu. Bên cạnh đó, kim cương là một trong hai dạng hình thù phổ biến nhất của Carbon được chúng ta biết đến, than chì là dạng còn lại.
Kim cương có đặc tính ưu việt như độ cứng cao và khả năng quang học vượt trội nên chúng rất hay được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Riêng với ngành kim hoàn thì những viên kim cương này luôn là lựa chọn đẳng cấp và sang trọng nhất để chế tác.
Kim cương được chứng nhận là một loại khoáng sản gắn liền với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu cực tốt để tạo nên các bề mặt nhám và sẽ chỉ có những viên kim cương khác – các tinh thể carbon dạng lồng hay ADNR mới có thể tạm gọi là cắt được kim cương (ý nói chỉ có kim cương thì mới cắt được kim cương). Điều này nói lên chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng vô cùng lâu và rất tốt.
Khoảng 150 triệu carats (hơn 30.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm tương đương tổng giá trị rơi vào con số 10 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, có khoảng cỡ 100.000 kg kim cương sẽ được chế tạo trong phòng thí nghiệm.
Thế kỷ 19, những viên kim cương mới thực sự phổ biến, khi kỹ thuật cắt, đánh bóng thực sự phát triển đạt tới một trình độ mới và kinh tế thế giới bắt đầu có sự dư giả. Như cầu làm đẹp tăng và những nhà kim hoàng bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này.
Lịch sử hình thành kim cương
Càng xa xưa về trước thì kim cương là cái gì sẽ chẳng có nhiều người biết, vốn dĩ tên gọi “kim cương” ban đầu được bắt nguồn từ tiếng Hán chúng có nghĩa là kim loại cứng. Song song ở Hy Lạp chúng lại được cho là “a girl’s best friend” và gọi với cái tên “admas” mang nghĩa là “không thể phá hủy”.
Chúng được sưu tầm tìm kiếm như một loại đá quý và thường được sử dụng trên các biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cách ngày nay khoảng 2.500 năm. Từ thuở người cổ đại họ đã biết sử dụng loại khoáng chất này như những mũi khoan phục vụ cho đời sống. Kim cương là loại đá quý cứng nhất trong những vật liệu cứng nhất mà con người biết đến.
Bắt đầu từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên, khi mà Pliny the Elder (23 – 25/8/79 CN) viết rằng “Kim cương chính là thứ có giá trị nhất, không chỉ tính trong các loại đá quý mà tất cả mọi thứ trên thế giới này”. Viên đá này đã làm tâm hồn điên đảo say đắm tất cả những ai đã nhìn thấy nó, sức hấp dẫn tuyệt đối không thể chối từ.
Kim cương hình thành rất rất sâu trong lớp vỏ của trái đất, dĩ nhiên sâu hơn rất nhiều nếu so với hầu hết các loại đá quý khác ở khoảng 100 dặm dưới bề mặt. Kho báu này nằm sâu tầng tầng lớp lớp địa chất, nhờ sự ưu ái của mẹ thiên nhiên đã đưa chúng đến con người thông qua các vụ trào phun của núi lửa lên lớp phủ bề mặt.
Ghi nhận từ các khu vực nhất định trên thế giới, những vụ phun trào này sẽ đi qua khu vực mà kim cương đã hình thành sẽ bốc lên và mang một số viên kim cương lên cao hơn làm cho chúng tiếp cận mặt đất hoặc ở rất gần bề mặt.
Tàn dư của các đợt phun trào này sẽ để lại những dạng đá làm bằng kimberlite (một loại kiểu như đá mácma), chúng cắm ngược sâu xuống vào lòng đất. Con người bất cứ khi nào tìm thấy đá kimberlite, sẽ xác định được kim cương chắc chắn đang ở gần. Việc tìm kiếm đá kimberlite về cơ bản là một bước trong cách tìm kim cương.
Không giống như các loại đá quý khác trong Kinh thánh như Thạch anh tím, Sapphire, Topaz, và Ruby thì có rất ít tài liệu về kim cương là gì cho đến thế kỷ 14. Tuy nhiên, những viên kim cương tìm thấy sớm nhất được cho là có nguồn gốc từ sông suối ở đất nước Ấn Độ, có thể xác định vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. Từ sau đây, tài liệu cũng như định nghĩa kim cương là gì mới dần được hình thành chặc chẻ hơn.
Thật ra việc phát hiện kim cương vẫn là một bí mật của đại chúng trong một thời gian rất dài, tuy là cuối cùng từ này cũng đã bắt đầu được lan truyền. Đến những năm 1400, tầng lớp thượng lưu ở khu vực Tây Âu đã trang hoàng cho họ bằng các món đồ trang sức và phụ kiện làm từ kim cương.
Mãi đến thời kỳ này, những mặt thô sơ đầu tiên bởi con người mới được áp dụng cho đá quý. Vì kim cương thô có hình dạng bát diện (giống như hai kim tự tháp gắn liền với nhau ở đáy) nhiều vết cắt ban đầu gần giống nôm na với hình dạng của kim cương ‘ cắt rực rỡ ‘ ngày nay.
Đến năm 1521, khi Vua Henry VIII đội vương miện được trang trí chủ đạo bằng kim cương kết hợp cùng các loại đá quý khác.
Sự độc quyền của Ấn Độ đối với kim cương bị chấm dứt vào những năm 1700 khi mà những người thợ đào vàng tại Brazil cũng đã tìm thấy kim cương trong chảo khi họ đang sàng lọc ở các con suối.
Nguồn cung từ Ấn Độ bắt đầu cạn kiệt dần dà và tiếp nối Brazil sau đó đã có thể chính thức trở thành nguồn cung cấp kim cương lớn nhất của thế giới trong hơn 100 năm.
Sau đó thì năm 1866, phong thủy bắt đầu thay đổi với việc phát hiện ra nhiều kim cương ở tại Kimberley, Nam Phi. Không phải đơn thuần mà ngẫu nhiên ở đây, độ quan trọng của Kimberley đối với lịch sử của kim cương lớn đến nỗi những tảng đá kimberlite được nhắc đến trước đó được đặt theo tên của thị trấn.
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, đá quý khai thác từ khu vực này chiếm hơn 90% số đá quý bán trên toàn cầu. Nguồn cung mới này góp phần đưa gần kim cương đến với nhiều người hơn, mặc dù giá cả vẫn tương đối cao do được quản lý rất chặt chẽ. Ai ai cũng biết kim cương là gì.
De Beers được xem là công ty trung tâm của sự tăng trưởng vô cùng khổng lồ này, được thành lập năm 1888. Kim cương của De Beers tương đương với toàn bộ ngành công nghiệp này trong phần lớn thế kỷ 20.
Ở khía cạnh nghiên cứu quảng cáo và tiếp thị, thì sự vượt bật của kim cương trở thành loại đá quý phổ biến nhất nhân loại được xem là một chiến dịch sách giáo khoa thực thụ. Trước chiến dịch này, kim cương chưa được chuộng làm đá cho nhẫn đính hôn, điều này khẳng định vị thế của kim cương, nó được xem là người phát minh ra nhẫn cưới đính hôn hiện đại ngày nay.
Năm 1919, Marcel Tolcowsky đã lần đầu tiên mô tả chi tiết đường cắt tuyệt đẹp của mình làm tiêu chuẩn hóa các kích thước của “đường cắt Kim cương hoàn hảo”.
Thực tế thì các kiểu cắt khác nhau của kim cương vẫn tồn tại, nhưng kiểu cắt này cho đến ngày nay vẫn là phổ biến và thông dụng nhất. Chỉ với một số sửa đổi nhỏ không đáng kể, kể từ khi thông số kỹ thuật ban đầu chính thức được công bố.
Trong hầu hết thế kỷ 20, nguồn cung ứng kim cương không có nhiều thay đổi, với phần đại đa số đến từ Nam Phi, cùng Liên Xô khi đó cũng là một nguồn cung cấp mạnh.
Năm 1982, mới tìm thấy kim cương ở Botswana, Úc mới chính thức gia nhập danh sách vào năm 1985 và Canada lần lượt vào năm 2000 với những phát hiện chính của riêng họ.
Ngoài các ông lớn vẫn còn có một số quốc gia khác đóng góp chung vào việc cung cấp kim cương. Kỹ thuật khai thác và sản lượng ngày càng được cải thiện đáng kể ở thế kỷ 20, với khoảng 3 triệu carats được khai thác trên toàn cầu năm 1920. Tăng lên đều đặn hơn 100 triệu carat mỗi năm vào những năm 1990.
Kim cương được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ước tính tầm khoảng 49% lượng kim cương được khai thác chủ yếu ở Trung Phi và Nam Phi, tuy rằng một số lượng lớn kim cương cũng được khai thác ở Canada, Ấn Độ, Brasil, Úc, Nga. Hầu hết chúng được khai thác xung quanh những miệng núi lửa đã ngừng hoạt động, ở sâu phía trong lòng Trái Đất nơi chịu áp suất và nhiệt độ cao đến mức làm thay đổi cấu trúc của các tinh thể.
Việc khai thác kim cương cũng trở thành chủ đề cho các cuộc tranh chấp. Một số tranh cãi cho rằng tập đoàn De Beers đã lợi dụng tính độc quyền trong ngành cung cấp kim cương từ đó điều khiển giá cả của thị trường, dù cho thị phần công ty này đã giảm xuống 50% trong những năm gần đây.
Hiện nay, những ông lớn trong ngành gồm có Ấn Độ, Nga, Canada, Úc và Brazil. Ngoài ra có một số quốc gia khác cũng đang cung cấp vào chuỗi cung ứng kim cương trong số đó ở phần phía nam của lục địa Châu Phi.
Cấu trúc của kim cương
Dưới đây là các cấu trúc về kim cương hãy cùng WOW Diamond Jewelry tìm hiểu nhé!
Cấu trúc hóa học
Trong tự nhiên, nguồn Carbon hình thành kim cương chủ yếu nằm trong carbonate và thực vật. Trong quá trình địa chất khi bị vùi lấp, chúng chuyển hóa thành than bùn, than chì, than đá . . . Khi môi trường hội tụ đủ điều kiện cả về nhiệt độ và áp suất, các nguyên tử carbon được nén lại khít với nhau tạo thành kim cương với hệ tinh thể lập phương. Ở ô cơ bản của hệ này, các nguyên tử C sẽ chiếm vị trí các đỉnh, ở tâm các mặt vuông và bên trong ruột chứa thêm 4 nguyên tử C.
Kim cương được cấu tạo nên từ một loại nguyên tử Carbon (C) duy nhất, sắp xếp thật khít nhau trong một khối lập phương gọi đó là ô cơ bản có thể tích nhỏ nhất. Do đó mà mật độ của các nguyên tử tương đối cao đối xứng với tỷ trọng SG=3.52, song song đó độ cứng cũng cao (độ cứng Mohs = 10) cứng nhất, đứng đầu trong các loại đá quý tự nhiên lẫn nhân tạo.
Cách kết tinh của chúng theo hệ lập phương cho được môi trường đẳng hướng, vận tốc ánh sáng truyền trong tinh thể sẽ cố định theo mọi phương tương ứng với chiết suất RI=2.417 không đổi. Trong kim cương thường sẽ gặp chiết suất đơn này và không hoàn toàn cố định, một số nơi nào đó ở môi trường tinh thể người ta thường gặp hiện tượng lưỡng chiết suất bất thường mà ta quan sát qua 2 nicol vuông góc thì hiện tượng tắt hẳn của môi trường đẳng hướng đã chuyển sang dị hướng ở những nơi mà không thấy tắt hoàn toàn (strong strain).
Khối lượng riêng của kim cương là: 3.50 g/cm3
Xem chi tiết: Cấu Trúc Kim Cương Và Các Đặc Tính Vật Lý, Hóa Học Của Kim Cương
Cấu trúc vật lý
Dưới đây là 7 tính chất cấu trúc vật lý của kim cương
Độ cứng
Kim cương được xem là vật chất cứng nhất trong tự nhiên và nhân tạo, với độ cứng ghi nhận là 10/10 trong thang độ cứng Mohs cho các khoáng vật. Điều này từ lâu đã được biết đến từ lâu và đó chính là nguồn gốc tên gọi “kim cương” – kim loại cứng.
Những viên kim cương cứng nhất được ghi nhận tìm thấy ở New England của bang New South Wales (Úc). Những viên này thường nhỏ và dùng để đánh bóng những viên khác. Cùng là kim cương nhưng chúng sẽ có độ cứng khác nhau do quá trình hình thành. Các viên được hình thành 1 lần sẽ cứng hơn các viên hình thành nhiều lần.
Độ cứng của kim cương phù hợp với vai trò của một món trang sức. Bởi vì nó sẽ luôn sáng bóng theo thời gian và không bị làm trầy, nếu có thì chỉ do một viên kim cương khác.
Độ giòn
Độ giòn của những viên kim cương thường chỉ đạt ngưỡng trung bình. Cấu trúc tinh thể của kim cương vốn không chống chịu tốt dễ bị phá vỡ, do đó kim cương vẫn có thể bị vỡ nếu bị tác động lực quá mạnh trong quá trình sử dụng.
Màu sắc
Kim cương có đa dạng màu sắc: không màu, xanh lá, xanh dương, cam, đỏ, tía, hồng, vàng, nâu và cả đen. Kim cương thiên nhiên thường hay bị lẫn tạp chất và do đó mà tạo lên màu sắc rực rỡ cho mỗi viên khác nhau. Thông thường Nitơ là nguyên nhân chính dẫn đến kim cương có màu sắc.
Độ bền nhiệt độ
Ở áp suất của khí quyển (1 atm) kim cương sẽ không ổn định và có tính chất giống như than chì chúng có thể bị phân hủy. Kim cương sẽ cháy ở khoảng nhiệt 800°C trong điều kiện có đủ ôxy.
Với áp suất và nhiệt độ bình thường thì một viên kim cương chỉ bị biến thành than chì sau một khoảng thời gian bằng cả thời gian cho vũ trụ hình thành đến nay (15 tỷ năm).
Tính chất quang học
Kim cương vốn có khả năng tán sắc tốt, do có chiết suất biến đổi cực nhanh với bước sóng ánh sáng. Điều này làm kim cương biến những tia sáng trắng thành tia sáng màu sắc, tạo nên sự hấp dẫn riêng của trang sức làm từ kim cương. Chiết suất cao của chúng khoảng 2.417 lớn hơn gấp 1.5 lần chiết suất của thủy tinh thông thường.
Độ lấp lánh được phản ánh cho cách ánh sáng tác động lên một viên kim cương, thường được miêu tả là “adamantine”.
Tính dẫn điện
Ngoại trừ kim cương màu xanh dương thì mọi kim cương còn lại đều không dẫn điện. Bởi vì kim cương là phi kim chứ không phải kim loại. Lý do là kim cương xanh chứa loại tạp chất dẫn điện và các kim cương khác thì không. Tuy nhiên, vẫn có một số kim cương xanh dương ở Úc lại không dẫn điện vì thành phần không chứa chất dẫn diện.
Tính dẫn nhiệt
Kim cương sở hữu cấu trúc tinh thể được liên kết chặt chẽ với nhau nên chúng có khả năng dẫn nhiệt gần như là hoàn hảo.
Kim cương thô trong tự nhiên
Hiểu theo đúng nghĩa đen thì kim cương thô tự nhiên là kim cương được khai thác trong tự nhiên và chưa trải qua bất cứ tác động trực tiếp nào lên bề mặt. Những viên kim cương thô thường có bề mặt xù xì, khá đục do lẫn nhiều tạp chất trên bề mặt.
Kim cương thô có thể ở nhiều hình dạng khác nhau sau khi được khai thác, trong đó kể đến tinh thể đôi và tinh thể bát diện là hình dạng phổ biến nhất. Ngoài ra kim cương tự nhiên có một lớp vỏ dày mờ đục rất khó quan sát bên trong, còn những viên lớn thì hình dạng chưa ổn định, khá thô.
Những viên kim cương có trong tự nhiên luôn phải chịu ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên ở xung quanh khi chúng được hình thành.
Kim cương thô thường gặp đều có hình bát diện đều với 8 mặt lồi tam giác hay khối lập phương hoặc thuộc dạng tam bát diện có 24 mặt tam giác, lục bát diện thì có 48 mặt tam giác, 12 mặt thoi…
Xem thêm: Cách Nhận Biết Kim Cương Thô Tự Nhiên, Giá Bao Nhiêu Cho Một Viên Kim Cương Thô
Các nhân tố định giá kim cương
Trọng lượng (Carat) – Nhân tố định giá đầu tiên
Chữ C đầu tiên chính là carat, một đơn vị trọng lượng của đá quý. Người ta sử dụng carat để tham khảo kích thước kim cương tuy nhiên điều này là không chính xác. Mặc dù 2 carat thì sẽ lớn hơn 1 carat, nhưng kim cương 2 carat không có trọng lượng gấp đôi viên 1 carat và viên 3 carat trọng lượng không gấp 3. Vì vậy, bạn nên sử dụng nó như là một dấu hiệu, còn kích thước thực tế dựa vào quá trình kim cương thô được cắt bằng máy cắt chuyên nghiệp.
Carat là một phần quan trọng khi định giá do nó biểu hiện sự hiếm có của một viên kim cương. Đa số kim cương tìm thấy hiện nay tầm khoảng 1 carat, kim cương trang sức trên thị trường dao động giữa 1 và 2 carat.
Những viên kim cương có kích thước càng lớn sẽ càng hiếm, giá cả càng cao. Đặc biệt chính xác đối với kim cương màu khi 2 carat kim cương màu có thể ngang với một kim cương thường 10+ carat – do đó tất cả sẽ phụ thuộc vào ba chữ C còn lại. Ngoài ra, giá trị của kim cương không tăng theo tỷ lệ với kích thước carat – một viên kim cương 3 carat không có nghĩa gấp ba lần giá của kim cương 1 carat.
Màu sắc (Color) – Nhân tố định giá thứ 2
Hầu hết các viên kim cương mua bán trên thị trường được phân loại như những viên kim cương không màu. Khi phân loại chất lượng màu sắc kim cương không màu, sẽ thấy sự vắng mặt của màu sắc.
Kim cương càng trong suốt thì sẽ càng hiếm và giá trị của nó càng cao. Các nhóm trong phân loại màu không phản ánh cách tăng giá kim cương. Nhìn chung, những viên kim cương trong nhóm G-H-I sẽ được ưa chuộng, nếu họ không quá quan tâm đến với chất lượng bên trong kim cương.
Kim cương trong nhóm D-E-F dành cho ai mong muốn có một viên kim cương hoàn hảo. Nếu bạn dự tính mua kim cương như một khoản đầu tư, WOW khuyên bạn chọn kim cương màu D. Điều này là tác nhân khiến cho giá kim cương tăng lên, thế nhưng hãy xem xét thêm những nhân tố sau nữa.
Độ tinh khiết (Clarity) – Nhân tố định giá thứ 3
Nhân tố cuối cùng trong nhóm 3 nhân tố chính quyết định giá kim cương là gì? Đó là độ sạch còn gọi độ tinh khiết của kim cương. Nó bao gồm cả tạp chất bên trong và khiếm khuyết bên ngoài từ các tinh thể, mây hay đốm trắng đục, hoặc bụi li ti có trong viên kim cương.
Độ sạch (Clarity) đóng vai trò quan trọng để định giá kim cương. Người sành kim cương hay người có ý định mua thì đều không hề mong muốn có bất kỳ tạp chất gì trong đó. Do vậy mà hầu hết mọi người không lựa chọn những viên có độ sạch thấp hơn VS2.
Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến việc mua kim cương như một khoản đầu tư, thì WOW Diamond Jewelry khuyên bạn nên mua một viên Flawless (hoàn toàn không có tì vết bên trong hay bên ngoài). Lại một lần nữa, hãy xem xét thêm nhân tố tiếp theo.
Dạng cắt (Cut) – Nhân tố định giá thứ 4
- Round Brilliant: Hình tròn phổ biến nhất trong các sản phẩm kim cương. Gần 100 năm, các máy cắt kim cương sử dụng lý thuyết tiên tiến về hành vi ánh sáng và phép tính toán học chính xác để tối ưu hóa lửa, độ sáng trong một viên kim cương tròn. Kim cương tròn mang lại cho bạn sự linh hoạt trong việc cân bằng các cấp độ cắt, màu sắc và độ tinh khiết mà vẫn có được độ lấp lánh như mong muốn.
- Princess: Giác cắt mài hình vuông sắc nhọn ở bốn cạnh. Vẻ đẹp rực rỡ cùng đường cắt độc đáo khiến nó trở thành một chiếc nhẫn đính hôn tuyệt vời. Princess Cut có xu hướng hiển thị màu sắc nhẹ ở các góc của nó, vì vậy các bạn nên dành thêm ngân sách cho loại màu (Color) cao hơn G, nó sẽ giúp viên kim cương Princess Cut của bạn trông lung linh hơn.
- Oval: Kim cương hình bầu dục có độ sáng đẹp tương đương kim cương tròn. Chúng rất phổ biến vì chiều dài của chúng có thể làm nổi bật những ngón tay thon dài.
- Radiant: Khối cắt chữ nhật hoặc vuông. Các góc được cắt tỉa là điểm nổi bật của loại kim cương này, hình dạng này trông đẹp không kém khi được đính kèm với những viên hình baguette hoặc tròn.
- Pear: Có đường cắt rực rỡ như hình giọt nước vì vẻ bề ngoài giống giọt nước của vết cắt này. Vẻ ngoài độc đáo hình quả lê giúp nó trở thành lựa chọn phổ biến, độ dài của kim cương này tạo hiệu ứng thon gọn tinh tế cho các ngón tay.
- Heart: Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Vẻ ngoài hình trái tim giúp nó trở thành lựa chọn đặc biệt cho nhiều loại trang sức kim cương. Giống như Princess Cut, kim cương trái tim này màu sắc nhẹ ở các đầu điểm cắt của kim cương.
- Cushion: Hình dạng độc đáo vô cùng phổ biến trong hơn một thế kỷ. Kim cương cắt đệm (còn được gọi là cắt gối) có các góc tròn và các mặt lớn hơn giúp tăng độ sáng của chúng. Những mặt lớn hiển thị tạp chất dễ dàng hơn so với một số hình dạng khác, vì vậy nếu bạn chọn loại có độ trong thấp hơn, hãy nhớ xem lại biểu đồ độ trong trên giấy chứng nhận kim cương (GIA). Kim cương hình đệm có nhiều hình dạng khác nhau, từ hình vuông đến hình chữ nhật.
- Emerald: Điều làm cho kim cương dạng ngọc lục bảo trở nên khác biệt là cách cắt xếp tầng tạo khối của nó, các viên kim cương dạng này được cắt bằng các mặt hình chữ nhật để tạo ra một diện mạo quang học độc đáo. Do có mặt bàn (table) lớn và phần thân kim cương cắt theo từng bậc, giúp làm nổi bật độ trong của viên kim cương.
- Ngoài ra các hình dạng cũng khá phổ biến khi sử dụng làm nữ trang gồm Baguette, Triangular Brilliant, Marquise, Asscher.
Bạn thường không thấy dạng cắt kim cương được liệt kê kèm vào danh sách giá kim cương, tuy nhiên nó lại đóng vai trò quan trọng tạo nên giá trị của viên kim cương. Những viên kim cương đã được cắt gọt sẽ được đánh bóng làm cho các mặt giác trở nên hoàn toàn phù hợp và cân đối. Nhìn chung thì quá trình mài giũa sẽ khiến cho kim cương trở nên rạng rỡ, lấp lánh.
Các công dụng của kim cương
Ngoài công dụng làm đẹp trang sức đắt tiền, kim cương còn mang lại những lợi ích khác như:
Tính chữa bệnh
Người Hindu cổ đại đã tin rằng “Sự rung động ” của kim cương sẽ có tác động tích cực tới các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là tim và não.
Kim cương giúp giảm sốt, chống nhiễm khuẩn, chữa bệnh da liễu và giảm mệt mỏi, tăng cường trao đổi chất. Người ta từng cho rằng kim cương đặc biệt có tính khử độc, kim cương bảo vệ người đeo chống lại bệnh tật, xua đuổi ác mộng chống lại chứng bệnh tưởng, ngăn ngừa đột quỵ và kết sỏi trong cơ thể.
Kim cương màu xanh lá cây được coi là biểu tượng của tình mẫu tử, giúp cho việc sinh nở dễ dàng hơn. Khuyên không nên đeo trang sức gắn kim cương của người khác hoặc kim cương chất lượng thấp. Những người bị bệnh xung động và huyết áp cao không nên đeo kim cương thường xuyên.
Tốt nhất vẫn nên tham khảo và nghe tư vấn từ bác sỹ, những người có đủ cơ sở chuyên môn kiến thức!
Cửa sổ kim cương
Được làm từ màng kim cương mỏng. Chúng thường được sử dụng để che các lỗ hở trong laser, máy X-quang và buồng chân không. Nó trong suốt, rất bền và chịu được nhiệt và mài mòn.
Mái vòm loa kim cương
Giúp nâng cao hiệu suất của các loa chất lượng cao. Kim cương rất cứng và khi được chế tạo thành một mái vòm mỏng, nó có thể rung động nhanh chóng không bị biến dạng sẽ làm giảm chất lượng âm thanh.
Giúp tản nhiệt
Là vật liệu hấp thụ hoặc truyền nhiệt dư thừa. Kim cương có độ dẫn nhiệt được cho rằng cao nhất của bất kỳ vật liệu nào. Nó được sử dụng để dẫn nhiệt ra khỏi bộ phận nhạy cảm với nhiệt của vi điện tử hiệu suất cao.
Microbearings ma sát thấp
Giống như một số đồng hồ mà có vòng bi trong chuyển động của chúng, kim cương được sử dụng ở các nơi cần chống mài mòn, độ bền và độ tin cậy cao.
Bộ phận chống mài mòn
Có thể sản xuất các bề mặt phủ với một lớp kim cương mỏng. Trong quá trình này, carbon sẽ được chuyển đổi thành hơi tích tụ kim cương trên bề mặt các bộ phận dễ bị mòn.
Cách bảo quản và làm sạch kim cương
Kim cương là một loại đá quý rất cứng, vì vậy bạn có thể dễ dàng làm sạch mà không cần lo lắng hãy sử dụng nước xà phòng ấm và bàn chải nhỏ.
Hầu hết thì các viên kim cương thích hợp để làm sạch bằng sóng siêu âm và hơi nước. Bảo quản đồ trang sức kim cương nên để vào hộp riêng biệt, vì chúng có thể làm xước các món trang sức khác của bạn.
Tốt nhất vẫn là nên tháo bỏ kim cương trước khi thực hiện các công việc chân tay có thể tác động quá mạnh đến món trang sức đắt tiền này.
Bài viết hôm nay với chủ đề kim cương là gì, tổng hợp toàn bộ kiến thức từ chuyên gia của WOW đã khá đầy đủ.Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn có điều gì băn khoăn chưa hiểu hoặc cần tư vấn các món trang sức kim cương thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với WOW Diamond Jewelry.
Chúng tôi ở đây, để thực hiện sứ mệnh là một người tri kỹ cùng bạn tận hưởng cuộc sống sang trọng và đẳng cấp, vì chúng ta xứng đáng.