Mang ý nghĩa may mắn và tâm linh, vòng chỉ đỏ đã từ lâu trở thành một biểu tượng phổ biến và thu hút sự quan tâm của nhiều người. Với sợi chỉ đỏ tinh tế được đan thành một chiếc vòng tay, nó mang trong mình những hy vọng và niềm tin vào sự may mắn. Vậy chiếc vòng tay chỉ đỏ may mắn này có nguồn gốc như thế nào, nên đeo tay trái hay tay phải, những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé.
1. Ý nghĩa của Vòng Chỉ Đỏ là gì?
Vòng chỉ đỏ mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may, trừ tà, bảo vệ sức khỏe và đem lại thuận lợi cho người đeo. Được đan bằng những sợi chỉ đỏ nhỏ, có thể được đan cùng với các con vật hoặc đá phong thủy. Và được sử dụng với những mục đích như:
- Là bùa hộ mệnh cho những người dễ bị trù ếm;
- Cầu bình an cho trẻ nhỏ;
- Lời chúc sức khỏe và bình an cho phụ nữ đang mang thai;
- Cầu duyên cho những người đang độc thân;
- Cầu phúc cho những cặp đôi đang yêu hoặc đã kết hôn;
- Cầu may mắn cho công việc thuận lợi hơn.
2. Vòng tay chỉ đỏ may mắn có nguồn gốc từ đâu?
Vòng tay chỉ đỏ có nguồn gốc từ người Do Thái, Đạo Hindu và Phật Giáo. Trong ngôn ngữ Do Thái, nó được gọi là Rojte Bindele.
Ở Việt Nam, thói quen đeo vòng chỉ đỏ đã tồn tại từ lâu. Sợi chỉ đỏ thường được sử dụng để đeo ở tay hoặc cổ, cùng với mặt dây chuyền, hạt dâu tằm, charm bạc, charm vàng và nhiều phụ kiện khác. Theo quan niệm của người Á Đông, màu đỏ là một màu sắc mang lại may mắn và có dương khí mạnh, có thể đẩy lùi âm khí và tà khí.
Hơn nữa, sợi chỉ đỏ khi kết hợp với hạt gỗ, đá quý hay charm vàng, bạc tạo nên một vẻ đẹp lôi cuốn. Khi đeo lên tay, sợi chỉ đỏ sẽ làm nổi bật nước da và tăng thêm sự tự tin về ngoại hình.
3. Những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ gia chủ cần tránh
Mặc dù vòng chỉ đỏ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp nhưng nếu bạn không biết những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ thì có thể làm phản tác dụng. Sau đây là các lưu ý bạn cần tránh khi sử dụng vòng chỉ đỏ phong thủy:
3.1 Tránh tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa khi sử dụng vòng
Khi nhắc đến những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ, bạn cần chú ý tránh cho vòng tiếp xúc với chất tẩy rửa. Bởi vì vòng chỉ đỏ khá mảnh nên dễ đứt do các chất ăn mòn. Vì vậy, bạn nên cất vòng chỉ đỏ ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng.
Bên cạnh đó, những loại vòng chỉ đỏ có đan cùng vật phẩm phong thủy như đá phong thủy, tỳ hưu, hạt trầm hương,… cũng dễ bị ô uế và giảm chất lượng vòng. Do đó, bạn chỉ nên vệ sinh vòng chỉ đỏ bằng nước ấm sạch và lau khô trước khi sử dụng.
3.2 Để vòng tay gần lửa hoặc ánh nắng mặt trời quá lâu
Vòng tay khi tiếp xúc với nhiệt độ cao như lửa hoặc đặt dưới ánh nắng mặt trời rất dễ bị đứt và hỏng. Màu đỏ trên vòng sẽ nhanh bị phai đi và các sợi chỉ sẽ không còn chắc chắn như ban đầu nếu như vòng tiếp xúc quá lâu với ánh lửa hoặc ánh nắng.
Vòng tay chỉ đỏ bị đứt mang ý nghĩa rất xấu. Điều này cho thấy vận may của bạn cũng rất dễ bị đứt gãy và ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người sử dụng.
3.3 Để vòng lung tung hoặc nơi không sạch sẽ khi tạm thời chưa sử dụng
Nếu bạn đặt vòng tay lung tung hoặc ở những nơi không sạch sẽ thì sẽ phạm phải một trong những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ. Đối với những loại vòng được thỉnh từ chùa miếu, thì theo người xưa hành động này sẽ làm phật lòng bề trên. Bạn sẽ có thể bị trách tội hoặc không được bề trên phù hộ.
Do đó, bạn nên cất vòng chỉ đỏ vào trong hộp cẩn thận nếu không dùng đến. Bằng cách này, không những vòng chỉ đỏ vẫn được bảo quản tốt, mà còn không phạm đến những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ.
3.4 Đeo lại vòng chỉ đỏ của người khác
Trong số những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ, lưu ý này ít được nhiều người biết đến. Vòng chỉ đỏ là một vật dụng phong thủy nên cũng sẽ chỉ áp dụng cho từng cá nhân riêng biệt. Trong quá trình sử dụng, vòng chỉ đỏ có thể bị nhiễm tà khí hoặc hấp thu năng lượng tiêu cực của người dùng trước.
Nếu bạn sử dụng vòng chỉ đỏ của người khác, bạn cũng sẽ bị những năng lượng này quấy nhiễu. Vì vậy, bạn không nên dùng lại vòng chỉ đỏ của người khác, kể cả của mẹ, chị em trong nhà, bạn bè và người quen. Bạn nên tự làm vòng cho riêng mình hoặc thỉnh vòng mới ở các địa điểm tâm linh an toàn như chùa.
3.5 Đeo vòng chỉ đỏ ở cả 2 tay
Trong những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ, ít người để ý đến việc tránh đeo vòng chỉ đỏ ở cả hai tay. Bởi vì đeo vòng giống nhau trên hai tay giống như hình ảnh còng số 8. Chỉ những người bị nghi ngờ, tù nhân, tội phạm mới phải đeo còng như vậy.
Đeo vòng ở cả hai tay không giúp bạn tăng gấp đôi may mắn và bình an. Ngược lại, việc này còn nằm trong những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ. Vì vậy, bạn có thể đeo vòng chỉ đỏ ở một bên tay, bên tay còn lại nên đeo các loại vòng phong thủy khác như vòng trầm hương, đá phong thủy, vòng tì hưu,…
4. Bạn nên làm gì khi sử dụng vòng chỉ đỏ để tăng vận khí tốt?
Qua thông tin về những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ, chúng ta sẽ có kinh nghiệm rút ra để việc đeo vòng được đúng cách, giúp phát huy tối đa năng lượng tích cực của vật phẩm phong thủy này:
- Trì chú, khai quang cho vòng chỉ đỏ để vòng tiếp nhận năng lượng tích cực của thiên nhiên, vòng “nhận chủ” đầu tiên là bạn. Gia chủ có thể lên chùa nhờ sư thầy trì chú vòng. Các thầy sẽ là người có năng lực khai quang, với vị trí địa thế phù hợp nhất.
- Đeo vòng cẩn thận, tránh để vòng tiếp xúc trực tiếp quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Khi rửa bát, tắm giặt, bạn có thể tạm cất vòng trong hộp chuyên đựng, rồi tới khi xong việc mới sử dụng.
- Không nên đeo vòng khi làm công việc nặng nhọc, hoặc tính chất phải tiếp xúc với bùn đất, hóa chất bẩn,… Điều này khiến vòng dễ đứt, bị bẩn, nhiễm uế, khiến vòng mất đi giá trị phong thủy của nó.
- Không nên tùy tiện để người khác đeo thử vòng hay cho mượn vòng thời gian dài. Điều này giúp hạn chế những năng lượng không tích cực từ nhiều môi trường khác nhau.
- Khi muốn tạm dừng sử dụng vòng, hãy để vào hộp đựng chuyên dụng, cất vào nơi trang nghiêm trong nhà bạn. Tránh để vòng lung tung, tránh làm mất vòng.
- Có thể đeo vòng chỉ đỏ mix charm: mặt đồng xu, đá thạch anh tròn, đá thạch anh tỳ hưu,… tùy mục đích sử dụng để thêm ý nghĩa phong thủy tới bạn.
5. Bạn nên đeo vòng chỉ đỏ tay trái hay tay phải?
Theo truyền thống, ông bà ta thường có câu “nam tả nữ hữu” (nam ở trái, nữ ở phải). Do đó, nếu bạn là nam giới, thì thường đeo vòng chỉ đỏ ở tay trái, trong khi nữ giới thường đeo ở tay phải.
Tuy nhiên, có nhiều quan điểm khác cho rằng: Đối với nam giới độc thân, nên đeo vòng chỉ đỏ ở tay trái để thu hút tình duyên tốt. Còn đối với những người đã kết hôn, nên đeo vòng ở tay phải để mang lại bình an và may mắn cho cả gia đình.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đeo vòng chỉ đỏ ở tay nào không còn quá quan trọng và không ảnh hưởng đến tác dụng của nó. Vì vậy, tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể tự do lựa chọn đeo vòng chỉ đỏ ở vị trí phù hợp với mình. Quan trọng nhất là sự tin tưởng và ý nghĩa mà nó mang lại cho bạn.
6. Gia chủ nên làm gì khi đeo vòng chỉ đỏ để đem lại may mắn?
Ngoài việc nắm bắt những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ, gia chủ cần kết hợp mốt số lưu ý dưới đây để tăng thêm sự may mắn cho chính bản thân:
- Khai quang, trì chú để vòng chỉ đỏ nhận được năng lượng. Trong quá trình này, vòng chỉ đỏ cũng trực tiếp nhận chủ. Các thầy trên chùa có năng lực khai quang và có vị thế phù hợp, có thể thực hiện được việc này.
- Trong khi đeo vòng, không làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu để tránh vòng bị ô uế và nhiễm tà khí.
- Trong những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ đặc biệt không cho người khác mượn đeo vòng của mình và cũng không mượn đeo vòng của người khác.
- Có thể đeo vòng chỉ đỏ đan cùng với tì hưu, đá hồ ly, đá phong thủy, hạt gỗ, mặt đồng xu,… không những không phạm phải những điều kiêng kỵ khi đeo vòng chỉ đỏ mà còn giúp tăng thêm năng lượng tích cực, ổn định sức khỏe, cầu tài vận và may mắn cho gia chủ.
Kết luận
Với những ý nghĩa may mắn và tâm linh mà nó mang lại, vòng tay chỉ đỏ đã trở thành một biểu tượng đáng quý trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Hãy để vòng tay chỉ đỏ may mắn trở thành một phần cuộc sống của bạn, để nó mang lại sự may mắn, bình an và thành công.
- Hiệp Hội Đá Quý Hoa Kỳ – Chứng Nhận AGS Là Gì? 6 Tiêu Chí Đánh Giá Của AGS
- Nên Mua Nhẫn Kim Cương Ở Đâu Uy Tín tại Hải Phòng – Hà Nội
- Nhẫn Cầu Hôn Đeo Ngón Nào? Ý Nghĩa Của Từng Ngón Tay Đeo Nhẫn
- Kỷ Niệm 2 Năm Ngày Cưới Nên Tặng Quà Gì Cho Ý Nghĩa?
- Mua kim cương có lỗ không? Địa chỉ thu mua không lỗ?