Tiếp nối các bài viết về kiến thức kim cương thì nội dung chính của hôm nay là về cách khai thác kim cương như thế nào, quy trình 6 bước xử lý quặng kim cương. Các bạn hãy cùng WOW tìm hiểu thêm về chủ đề cách khai thác kim cương như thế nào nhé!
Nước nào đang có trữ lượng kim cương lớn
Nam Phi trước giờ là quốc gia chiếm tỷ lệ trong ngành sản xuất kim cương đá quý lớn nhất trên thế giới. Với xấp xỉ con số 13 triệu carats kim cương được khai thác tự nhiên ở tại đây đã đem về lợi nhuận khoảng 9 tỷ đô la cho quốc gia này.
Trên thế giới ước tính khoảng 49% kim cương thiên nhiên sẽ được khai thác ở Trung Phi và Nam Phi. Tuy nhiên khi tính đến năm 2018, thì Nga mới là quốc gia có trữ lượng kim cương lớn bật nhất thế giới với khoảng 650 triệu carats.
Dữ liệu cập nhật trên Statista cho biết rằng trữ lượng kim cương tự nhiên tại Nga đã lên đến 650 triệu carats, đóng góp vào 22% sản lượng kim cương trên toàn cầu. Năm 2018, quốc gia này đã khai thác được khoảng 19 triệu carats kim cương.
Bên cạnh kim cương, thì dầu mỏ cũng là một trong những thế mạnh kinh tế chủ chốt tại quốc gia lớn nhất thế giới này. Bộ Năng lượng Nga cho biết rằng sản lượng khai thác dầu thô của nước Nga cả năm 2019 có thể xấp xỉ ở mức 556-557 triệu tấn, tương đương nếu so với sản lượng năm 2018 là 555,9 triệu tấn.
Thời thế thay đổi, khi đứng ở vị trí thứ 2 nằm trong bảng xếp hạng các “đại gia” kim cương thiên nhiên là Botswana. Cộng hoà Botswana vốn là một quốc gia nằm kín bên trong lục địa tại Nam Phi. Đất nước này chung đường biên giới với Nam Phi tại vị trí phía nam và đông nam, Namibia ở phía tây và Zambia ở phía bắc, với Zimbabwe phía đông bắc.
Về góc độ kinh tế, nước này có quan hệ rất chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu là dựa vào khai mỏ (đặc biệt là mỏ kim cương chiếm 20% sản lượng của toàn cầu), chăn nuôi gia súc, và du lịch. Kim cương cũng chiếm hết 40% tổng thu nhập quốc dân của Botswana.
Đứng vị trí thứ ba trên toàn thế giới về trữ lượng kim cương chính là Cộng hòa Dân chủ Congo với khoảng 150 triệu carat. Dù đã đóng góp tới 19% sản lượng kim cương thế giới nhưng Congo vẫn nằm trong những quốc gia nghèo có nền kinh tế thấp nhất. Kinh tế của nước này phụ thuộc chủ yếu bởi khai thác mỏ nhưng đây lại được xem là nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc xung đột nội bộ.
Australia là nước đứng ở vị trí thứ tư với 13% sản lượng kim cương toàn thế giới. Australia vốn đã có một nền kinh tế thị trường thật sự thịnh vượng, phát triển định hướng theo mô hình kinh tế của phương Tây, bị chi phối bởi ngành dịch vụ, sau đó là công nghiệp rồi mới đến khai thác mỏ. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn phong phú, Australia xuất khẩu số lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là ngũ cốc và len, các khoáng sản bao gồm nhiều kim loại, than đá và cả khí gas thiên nhiên.
Trái ngược hoàn toàn với các quốc gia nằm ở Trung Phi, Australia là một trong số những quốc gia phát triển bật nhất thế giới, lại còn được thiên nhiên yêu thương ưu đãi khi có nhiều mỏ kim cương lớn. Trữ lượng kim cương tự nhiên tại Australia khoảng tầm 120 triệu carat. Năm 2018, đất nước này đã sản xuất ra 17 triệu carat kim cương.
Các cách khai thác kim cương tự nhiên như thế nào trong tự nhiên
Trong tự nhiên có chứ rất nhiều quặng, mỏ kim cương dưới đây là mốt số cách khai thác kim cương:
Khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò
Khai thác kim cương tự nhiên với phương pháp lộ thiên thường áp dụng với những quặng kim cương vị trí nằm gần bề mặt. Phương pháp này sẽ bao gồm việc loại bỏ đi các lớp đất cát và đá phủ ở phía trên mặt đất rồi sau đó cho nổ quặng trong hố.
Sau khi xác định quặng kim cương đã vỡ, các mảnh vỡ mới được chất lên và di chuyển đến khu vực của máy nghiền cho quặng sơ cấp rồi chiết xuất kim cương.
Khai thác kim cương bằng phương pháp hầm lò được áp dụng với các mỏ quặng kim cương vị trí nằm sâu trong lòng đất. Ở phương pháp khai thác hầm lò này, những người thợ mỏ họ sẽ đào đường hầm xuyên qua lớp vỏ của trái đất để đến được mạch quặng. Các đường hầm giúp tiến hành khai thác sẽ được xây dựng theo hai cấp độ và kết nối với nhau bởi đường ống dạng hình phễu.
Quá trình khai thác kim cương theo phương pháp này sẽ bắt đầu từ việc cho nổ tung quặng, các mảnh vỡ sẽ rơi vào phễu và được thu nhập tại đường hầm nằm ngang thứ hai. Tại đây sẽ có các nhân viên khuân vác tiếp nhận gom nhặt lại các mảnh vỡ kim cương và đưa chúng lên mặt đất để xử lý.
Cách khai thác kim cương phù sa (Alluvial Mining)
Trải qua thời gian dài hàng nghìn năm mưa gió, bề mặt của trái đất đã bị xói mòn khiến cho những viên kim cương thô lộ dần ra và được di chuyển xuống phía hạ lưu sông, suối. Những viên kim cương này sau đó sẽ được con người tìm thấy trong lớp sỏi của những vật liệu khác như bùn, đất sét và cả trong khu vực sống của thực vật dưới nước.
Tại đây, quá trình khai thác kim cương tự nhiên bằng phương pháp phù sa (Alluvial Mining) sẽ bao gồm từ việc xây dựng một bức tường to lớn để thu nước hết về một khu vực, các sỏi đá và kim cương cám cũng được gom lại ngay sau đó đưa lên bờ để sàng lọc.
Đây là phương pháp khai thác kim cương tự nhiên áp dụng nhiều ở các mỏ thứ cấp.
Khai thác ở biển (Marine Mining)
Khác với những cách khai thác kim cương đã kể trên, khai thác kim cương ở biển sẽ bao gồm việc phân tách kim cương được lấy từ đáy biển hoặc rất sâu phía dưới nước bằng những con tàu cùng với công nghệ chuyên dụng. Những con tàu này đều sử dụng một phễu mạnh để hết hút sỏi từ một ví trí xác định dưới đáy biển lên thông qua các ống mềm hoặc ống dẫn.
Ở những ngày đầu khi áp dụng phương pháp khai thác ở biển, các chuyên gia thường chỉ sẽ thu thập được sỏi chứa kim cương từ dưới đáy biển nông. Sau này, thì các công ty khai thác sử dụng hẳn một máy khoan cỡ lớn gắn vào tàu để có thể hỗ trợ phá đá khai thác kim cương dưới đáy biển hiệu quả hơn.
Cho đến nay, bờ biển Namibia chính là nguồn trữ lượng kim cương tự nhiên dồi dào nhất được biết đến, chiếm khoảng cực lớn 64% tổng sản lượng kim cương của Namibia.
Quy trình xử lý quặng kim cương
Quy trình xử lý cho ra 1 viên kim cương hoàn chỉnh trải qua rất nhiều công đoạn dưới đây WOW Jewelry sẽ giới thiệu sơ lược các bước cơ bản nhất:
Bước 1: Tán nhỏ, nghiền nhỏ quặng.
Quặng và sỏi để chứa kim cương ban đầu thường được thu thập và được chuyển đến một máy nghiền sơ cấp. Những quặng kim cương số lượng lớn sẽ được phân chia ra thành mảnh nhỏ, có kích thước thường không quá 1550mm nhằm để dễ dàng xử lý ở những giai đoạn sau. Để phân tách quặng ra thành các mảnh nhỏ hơn, thì dùng một loại máy nghiền thứ cấp (hay còn được gọi là máy nghiền cuộn) sẽ được đưa ra sử dụng.
Xem thêm: Cách Nhận Biết Kim Cương Thô Tự Nhiên, Giá Bao Nhiêu Cho Một Viên Kim Cương Thô
Bước 2: Chà rữa và lọc sạch
Đối với công đoạn cọ rửa này, các mảnh quặng của kim cương sẽ được chà sạch sẽ để loại bỏ tất cả các tạp chất dư thừa còn bám lại, sau đó sẽ được đem đi sàng lọc. Tuy nhiên, các mảnh quặng kim cương có kích thước nhỏ hơn 1,5mm thường bị loại bỏ hẳn do mất rất nhiều chi phí để phân tách.
Bước 3 : Phễu phân tách ly tâm Cyclone
Một hỗn hợp trong đó bao gồm bột Ferrosilicon và nước được trộn theo một tỷ trọng nhất định sẽ được trộn với quặng kim cương. Sau khi trộn, hỗn hợp này tiếp tục được đổ vào một phễu phân tách ly tâm Cyclone để sàng lọc. Kết thúc quá trình xử lý và xoay trộn, các vật liệu mà có trọng lượng riêng nặng hơn sẽ đều lắng xuống đáy của phễu làm lộ rõ ra một lớp kim cương thô.
Bước 4 : Phục hồi
Hợp chất cô đặc giàu kim cương sẽ buộc phải thông qua rất nhiều quá trình kiểm tra khác nhau gồm tính nhạy từ, khả năng phát quang X-ray và huỳnh quang laser tinh thể học. Các quá trình này đã được tính toán cẩn thận dựa trên những đặc điểmK độc nhất của một viên kim cương.
Đầu tiên, các công ty khai thác khoáng sản sẽ tiến hành lọc sạch kim cương thô ra khỏi phễu phân tách trước đó. Tiếp đến, sử dụng máy cảm biến để định vị kim cương phát ra ánh sáng. Máy cảm biến hoạt động mặc định theo cơ chế gửi tín hiệu kim cương truyền đến một bộ vi mạch, từ đó phát ra luồng khí dẫn đến vị trí chính xác của kim cương.
Và cuối cùng, những viên kim cương sau qua trình này sẽ được lọc ra một hộp chứa chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp.
Bước 5: Làm sạch, tính trọng lượng, phân loại và đóng gói
Kim cương sau khi được thu thập vào hộp gom sẽ tiếp tục được làm sạch lần nữa bằng dung dịch acid, sau đó lại được đem đi rửa sạch và cân trọng lượng, cuối cùng là đóng gói cẩn thận đem đi vận chuyển. Mỗi một thùng chứa kim cương đều được niêm phong kỹ lưỡng tuyệt đối với tem chống giả mạo và số tem bên cạnh theo quy định Kimberley.
Bước 6: Chế tác kim cương
Quá trình cắt, mài dũa và đánh bóng kim cương chính là công đoạn cuối cùng sẽ tạo nên viên kim cương thành phẩm hoàn chỉnh nhất. Đây cũng là bước quan trọng nhất để biến một viên kim cương thô trở thành một viên kim cương với các góc cạnh lấp lánh tuyệt vời. Để điều này thực tế hơn thì kim cương thô phải được chế tác kỹ lưỡng bởi đôi tay tài hoa của những người “nghệ sĩ” bậc thầy.
Kết thúc bài viết chia sẻ kiến thức về cách khai thác kim cương như thế nào, quy trình 6 bước xử lý quặng kim cương. WOW mong rằng sẽ giúp bạn củng cố thêm phần nào nền tảng về kim cương.
WOW Diamond Jewelry – một đơn vị chế tác kim cương chuyên nghiệp, tận tâm, uy tín sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm đẳng cấp và sang trọng. Tự hào nghiêm túc trong từng tác phẩm đá quý, với tinh thành kính nghiệp, trân trọng sản vật triệu năm thiên nhiên ban tặng.
Tất cả chúng ta đều xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất, bạn cũng vậy! WOW Diamond Jewelry sẽ giúp bạn việc đó!