Một câu hỏi tưởng chừng quá quen thuộc nhưng chưa chắc ai cũng biết, kim cương thiên nhiên là gì bạn biết không? Để có thể hiểu rõ một một khái niệm kim cương thiên nhiên là gì cũng như định nghĩa và những đặc điểm đặc trưng của nó, chúng ta hãy đọc hết bài viết này cùng WOW nhé!
Kim cương thiên nhiên là gì? Những điều bạn cần biết
Kim cương thiên nhiên là gì? Câu trả lời kim cương thiên nhiên hay còn gọi là kim cương tự nhiên định nghĩa là một loại đá quý vô cùng cứng cáp được khai thác bên trong các mỏ quặng, và chúng được tim thấy ở hình dạng kim cương thô. Và chúng chưa từng trải qua bất kỳ quá trình đánh bóng hay xử lý gì cả, đây là một loại khoáng chất cực phẩm tồn tại ở tự nhiên và nổi bật vô cùng với các tính chất vật lý ấn tượng.
Chúng ta hay bị nhầm lẫn với câu hỏi kim cương tự nhiên là gì, bởi vì kim cương thiên nhiên có cấu tạo tương tự than đá, đó chính là chúng được cấu thành chủ yếu từ các phân tử cacbon. Kim cương thiên nhiên được hình thành trong hàng triệu năm với sức nóng cùng cực là khoảng 1.250 °C, ở độ sâu 150-200km và áp suất mức 40-60 atm cho nên kết cấu đặc biệt vững chắc.
Khái niệm về kim cương thiên nhiên hình thành bởi lẽ do độ cứng tuyệt đối của nó nên trong ngôn ngữ Hy Lạp, nó có tên là Diamond với ý nghĩa không thể phá vỡ, bền chặt. Gần như các viên kim cương thiên nhiên được tìm đều có tuổi đời tới hơn 100 triệu năm, chúng được đưa lên bề mặt nhờ các trận phun trào của nhung nham núi lửa.
Tính chất của kim cương thiên nhiên vô cùng lý tưởng với sức chịu lực, chịu nhiệt hoành tráng hơn bất kì loại đá quý nào, cộng với đó là khả năng phản xạ ánh sáng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của kim cương thiên nhiên giúp nó ngồi vững ngôi nữ hoàng trong các nữ hoàng đá quý, một vị trí chưa bao giờ có ai soán được.
Giá trị và ứng dụng của kim cương thiên nhiên
Khi đề cập đến cụm từ “Giá trị” chắc chắn chúng ta đều mặc định nó đi đôi với giá tiền, điều này không hẳn là sai, nhưng đối với giá trị của kim cương tự nhiên thì chúng còn đem lại cho con người rất nhiều lợi ích khác. Và giá trị ở đây còn bao hàm cả rất rộng về nhiều khía cạnh, dưới đây là điểm qua những giá trị và ứng dụng của kim cương thiên nhiên .
Giá trị thẩm mỹ
Với nền tảng từ sự hình thành và tạo ra kim cương tự nhiên, chúng chủ yếu được sử dụng chế tạo trang sức do vẻ đẹp vốn có của kim cương. Sẽ không thể đặt lên bàn cân giữa một món trang sức vàng bạc bình thường và một món trang sức làm từ kim cương, bởi trận đấu này không hề cân tài cân sức. Cấu trúc và thành phần của kim cương tự nhiên không gì có thể đấu lại, từ độ lấp lánh phản chiếu hay cái giác cắt đa dạng. Ưu điểm mà các trang sức khác kém xa.
Trước đây, trang sức làm bằng kim cương thiên nhiên hầu như chỉ được sử dụng bởi tầng lớp quý tộc, thường dân rất khó khăn mới có thể sở hữu được một món trang sức kim cương. Dòng chảy phát triển của thế giới mới làm cho cục diện thay đổi, tất cả mọi người đều bình đẳng và mới có thể tiếp cận được kim cương dễ dàng hơn.
Giá trị kinh tế
Tuy rằng cuộc sống ngày nay, việc sở hữu một viên kim cương đã không còn quá khó khăn như trước, nhưng điều này không có nghĩa rằng kim cương không đắt tiền. Về bản chất thì kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo đều phù hợp với từng phân khúc khách hàng khác nhau, tùy vào nhu cầu sở hữu của từng người.
Trên thực tế, giá trị kinh tế của một viên kim cương thiên nhiên vô cùng lớn. Nhìn chung, khi so sánh mức giá của một viên kim cương thiên nhiên chắc chắn cao hơn khoảng 25% so với viên moissanite có cùng kích thước và gấp 4 lần giá trị viên sapphire trắng.
Từ đây suy ra, tuy kim cương thiên nhiên đã tiếp cận gần hơn với mọi người nhưng giá thành của nó vẫn chưa hề giảm sút. Với giá thành chạm đỉnh thế này thì việc sở hữu một viên kim cương hiện nay tuy không quá khó khăn nhưng cũng chẳng hề dễ dàng. Mỗi khi đề cập tới loại đá quý xa xỉ này, ai ai cũng đều mặc định chúng sang trọng đẳng cấp và quý hiếm.
Giá trị sức khỏe
Kim cương thiên nhiên là gì mà chúng còn đem lại cả giá trị sức khỏe cho con người, nghe thật vi diệu vì trước đây đã có nhiều chuyên gia khẳng định rằng kim cương chẳng hề có tác động gì đến sức khỏe cả. Tuy nhiên, đó là nói về sức khỏe về thể chất, còn ở khía cạnh sức khỏe tinh thần, kim cương lại giống như một “liều thuốc bổ” hữu hiệu.
Thực tế, loại đá quý này nó thật sự mang tới các năng lượng tích cực. Vì bản thân nó đã trải qua hàng trăm triệu năm dưới các tác động của biến đổi vật chất mới thành hình, nên ít nhiều các nguồn năng lượng của vũ trụ cũng được gửi gắm bên trong nó. Khi con người đeo nó, chúng ta có thể mở rộng thế giới quan và chạm đến các tầng năng lượng giúp chữa lành tâm hồn, an yên và trong trẻo.
Ngoài ra, kim cương được tin rằng nó có khả năng đẩy lùi cơn ác mộng, giấc mơ xấu. Điều này tác động thẳng tới tinh thần con người, đời sống tâm lý từ đó mà khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt khi ở Ấn Độ, họ xem kim cương là một loại đá chủ đạo. Nó giúp kết nối con người với những luồng sức mạnh vô hình của vũ trụ. Tuy đây chỉ là quan điểm theo yếu tố duy tâm nhưng phàm điều gì được lưu truyền nhiều đời chắc hẳn cũng phải có lý do.
Giá trị với nhiều lĩnh vực khác
Khi ta tìm hiểu kim cương thiên nhiên là gì, ta còn học hỏi được thêm nhiều giá trị của một viên đá kỳ diệu này mang lại, cụ thể như giá trị của nó với nhiều lĩnh vực sau đây:
Sử dụng làm vật liệu quang học: Như đã định nghĩa, thì kim cương sở hữu các đặc tính vật lý vô cùng ấn tượng, như độ cứng, dẫn nhiệt, có tính trơ hóa học và không bị giãn nở vị nhiệt. Nhờ điều này, nó đã trở thành công cụ truyền bức xạ tia hồng ngoại, cả bức xạ sóng ngắn.
Sử dụng để dò phóng xạ: Nhờ vào khả năng phân rã chậm ngay cả khi ở trong môi trường bình thường. Kim cương thiên nhiên giúp rất nhiều con người vào việc tạo ra các thiết bị dò phóng xạ rất hữu hiệu.
Sử dụng làm chất dẫn nhiệt: Bên cạnh những đặc điểm vừa nêu, kim cương còn có khả năng dẫn nhiệt cực tốt nhưng lại không hề dẫn điện. Từ đó, con người đã biết tận dụng đặc tính tuyệt vời này, kim cương sử dụng trong các diot hay transistors hoặc trong tản nhiệt trong các thiết bị điện tử.
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá cả của kim cương thiên nhiên
Giá cả thật của một viên kim cương thiên nhiên là gì, nó sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí nào để có thể định giá chuẩn xác cho một viên kim cương hiện nay. Đó là các tiêu chí được nêu sau đây:
Tiêu chí 4C
Tiêu chí 4C hay còn gọi là yếu tố 4 chữ C, nó bao gồm: Trọng lượng – Carat weight; Màu sắc – Colors; Độ tinh khiết – Clarity; Giác cắt – Cut. Trong đó:
Trọng lượng (Carat) – Nhân tố định giá đầu tiên
Chữ C đầu tiên đó là carat, một đơn vị về trọng lượng của đá quý. Người ta sử dụng đơn vị carat để tham khảo kích thước của kim cương tuy nhiên điều này không chính xác. Mặc dù là 2 carat thì sẽ lớn hơn viên 1 carat, nhưng kim cương cỡ 2 carat không có trọng lượng gấp đôi so với viên 1 carat và viên 3 carat trọng lượng cũng không gấp 3. Vì vậy, bạn nên chỉ sử dụng nó như là một dấu hiệu, còn kích thước thực tế thì dựa vào quá trình kim cương thô được cắt bằng máy cắt chuyên nghiệp.
Những viên kim cương có kích thước càng lớn thì sẽ càng hiếm, giá cả cũng càng cao. Đặc biệt chính xác với kim cương màu khi mà 2 carat kim cương màu có thể ngang bằng với một kim cương thường 10+ carat – do đó tất cả phụ thuộc vào ba chữ C còn lại.
Màu sắc (Color) – Nhân tố định giá thứ 2
Giá trị kim cương thiên nhiên là gì, thì Màu sắc là một trong các khung định giá quan trọng. Tiêu chí này bất cứ ai cũng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Theo nguyên tắc, đó là một tỉ lệ nghịch. Màu xuất hiện càng ít thì giá trị của kim cương lại càng cao.
Màu sắc của kim cương hay thường được gọi là nước kim cương. Nước kim cương thiên nhiên sẽ được đánh giá theo thang D,E,F,G,H,… Trong đó, kim cương có nước D thuộc dòng cực kỳ cực kỳ quý hiếm và dĩ nhiên có giá “ngất ngưởng”. Còn những viên từ độ nước K-Z sẽ được xếp vào nhóm kim cương màu, giá trị không quá cao.
Độ tinh khiết (Clarity) – Nhân tố định giá thứ 3
Độ tinh khiết là một tiêu chí đánh giá về các khiếm khuyết như vết xước, bụi, cặn bẩn,… còn tồn động ở trong và ở trên bề mặt kim cương. Và cũng giống như khi đánh giá về màu sắc, khi viên kim cương có độ tinh khiết càng cao sẽ cũng càng cao và ngược lại.
Dễ hiểu nhất, là kim cương càng sạch thì dĩ nhiên kim cương thiên nhiên là gì cũng không còn quan trọng vì lúc này đây, cái quan trọng hơn là giá của nó sẽ cực kì cao do nó sạch.
Dạng cắt (Cut) – Nhân tố định giá thứ 4
Giác cắt là một tiêu chí quan trọng không kém cạnh, quyết định giá trị kim cương. Sau khi đã đảm bảo về chất lượng màu sắc và trọng lượng, người ta sẽ quan sát đến những tiểu tiết. Nếu một viên kim cương sở hữu giác cắt chuẩn, độ chính xác cao, giá trị của kim cương sẽ cao ngun ngút. Ngược lại, nếu giác cắt không đạt tiêu chuẩn sẽ là một điểm trừ to tướng trên “bảng giá”.
Những kỹ thuật chế tác đặc biệt
Ngoài yếu tố 4C trong ngành kim hoàn, những kỹ thuật chế tác cũng chính là tiêu chí đi kèm. Nó quyết định một phần nào giá trị của kim cương. Bên cạnh kỹ thuật cơ bản như là Bar setting – kết các viên đá lại thành một dải và mỗi viên cố định bởi ổ và dùng các thanh vàng; hay Pave setting – là sắp xếp các viên đá nhỏ không có kẽ hở; hoặc Prong setting – viên đá sẽ được cố định với chấu 4 hay 6 chân;…
Thì còn có nhiều kỹ thuật chế tác đặc biệt khác như Invisible setting – công nghệ gắn kết đá không chấu; Cluster setting – ghép nhiều viên đá nhỏ lại thành viên đá lớn; Twinkle setting – có các khớp đặc biệt giúp cho ổ đá chuyển động linh hoạt.
Xem thêm: Các mẫu kim cương tại WOW Diamond Jewelry
Để đặt các mẫu kim cương thiết kế theo yêu cầu vui lòng liên hệ hotline: 036.584.9999
Kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo
Có đáp án kim cương thiên thiên là gì rồi, ta cũng nên phân biệt kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo nhé! Vì 2 loại này cũng khá khó phân biệt, để tránh nhầm lẫn mà quăng tiền ra cửa sổ. Vậy điểm khác biệt của kim cương nhân tạo và của kim cương thiên nhiên là gì, chúng ta có thể so sánh thử bằng các mẹo sau:
Hà hơi
Chỉ cần cầm hẳn viên kim cương lên và hà hơi một hơi vào nó. Kim cương tự nhiên sẽ không giữ nhiệt nên sẽ không tạo ra lớp sương mù hiện trên bề mặt. Ngược lại, nếu xuất hiện lớp sương mù vài giây trên bề mặt, đó chính là kim cương nhân tạo.
Kiểm tra độ cứng bằng giấy nhám
Do kim cương thiên nhiên độ cứng của nó là 10/10 theo thang đo Mohs. Vì thế dĩ nhiên không thể nào bị trầy xước nếu cà vào các bề mặt. Bạn có thể dùng thử giấy nhám để chà thẳng lên viên kim cương. Nếu hiện lên vết trầy thì đó là một viên kim cương nhân tạo.
Kim cương nhân tạo thua về mọi mặt, về độ bền về độ chiếu sáng lấp lánh hay cả về việc thể hiện đẳng cấp. Ví dụ kim cương tổng hợp Moissanite chỉ có giá bằng 1/20 kim cương tự nhiên. Trong khi giá Swarovski chỉ bằng 1/1000 và CZ bằng 1/3000 mà thôi.
Kiểm tra độ phát sáng
Đây là một cách hay, độ phát sáng của kim cương thiên nhiên là tuyệt đối, khi chiếu tia cực tím sẽ phát ánh sáng huỳnh quang màu xanh. Bạn có thể thử chiếu tia UV, nếu không phải ánh sáng xanh thì đó là kim cương giả.
Thả viên kim cương vào cốc nước
Kim cương thật khi bỏ vào nước thì sẽ chìm hoàn toàn xuống đáy cốc, bạn thử đi nếu nó nổi lên hoặc lơ lửng thì đó là kim cương giả.
Soi dưới kính lúp
Hình thành từ nguyên tố cacbon đôi khi còn chứa một số tạp chất nên kim cương tự nhiên không hoàn hảo 100%, khi soi bằng kính lúp nếu thấy bề mặt nhẵn bóng, không thấy vết xước thì đó chỉ có thể là kim cương nhân tạo.
Độ khúc xạ
Với kim cương thiên nhiên nó sẽ có khả năng khúc xạ và khả năng bẻ cong ánh sáng cực tốt. Hãy đặt chúng lên một tờ báo hay một tờ giấy chứa nhiều chữ. Nếu bạn nhìn thấy chữ phía bên dưới thì đó là kim cương nhân tạo.
Kim cương thiên nhiên giá bao nhiêu?
Một viên kim cương nó được hình thành trong một điều kiện trắc địa vô cùng tận khắc nghiệt. Chúng được tìm thấy sâu bên trong lòng đất, ở trong mạch khoáng ngầm. Thậm chí là ở miệng núi lửa đã tắt hoặc tâm thiên thạch khi nó rơi xuống trái đất. Do vậy mà việc dò tìm và khai thác tốn rất nhiều công sức thời gian và tiền bạc, chưa kể các rỏi ro trong quá trình rất nhiều. Nên giá thành dĩ nhiên rất là cao, nếu bạn không biết kim cương thiên nhiên là gì mà giá cao đến vậy thì cũng không thể trách bạn được.
Ngoài ra, không phải cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thẩm quyền để thực hiện khai khoáng. Trên thế giới, hiện chỉ có một số đơn vị lớn như Debswana, Alrosa, hay BHP Billiton, De Beers,…. mới được trao quyền.
Đây cũng là loại đá quý đứng đầu tiên trong danh sách “ngũ đại bảo thạch”, đã qua nhiều thập kỉ con người nhưng vị trí này chưa từng thay đổi.
Tham khảo giá trị của 4 viên kim cương thô đắt nhất thế giới
- Lesedi la Rona (1.109 carat): giá 53 triệu USD (khoảng tầm hơn 47.000 USD/carat)
- Foxfire (187,7 carat – 2 tỷ năm tuổi): Chưa thể định giá chính xác, đang được trưng bày ở triển lãm đá quý cao cấp.
- Marcial de Gomar Star Emerald (887 carat): Ước tính có thể có giá khoảng 4-5 triệu USD
- Shirley Temple Blue: Bán đấu giá tại New York- Mỹ với mức giá 35 triệu USD.
Kim cương thiên nhiên mua ở đâu uy tín
Bên cạnh tiêu chí 4C giúp bạn phân cấp chất lượng đá quý, thì trong ngành còn tồn tại một chữ C thứ 5, đó là Confidence. Nói dễ hiểu là bạn nên chọn lựa một nơi uy tín thật sự để mua hàng.
WOW Diamond Jewelry là một địa chỉ uy tín để bạn có thể mạnh dạn chọn mua những mẫu mã kim cương giá thành phải chăng đi kèm chất lượng bật nhất, hay chỉ đơn giản bạn đang cần tham khảo thử tình hình giá cả trong giới kim cương. WOW biết ơn khi bạn lựa chọn chúng tôi, tự hào là đơn vị sở hữu các chứng nhận bởi GIA, WOW Diamond Jewelry cam kết đồng hành cùng bạn đến với sự hài lòng!
Bài viết với chủ đề Kim cương thiên nhiên là gì? Điinhj nghĩa và những đặc điểm đặc trưng của kim cương thiên nhiên một phần nào giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn, chi tiết hơn về kim cương.
Những kiến thức này sẽ hữu hiệu rất nhiều để mọi người đều trở thành một người tiêu dùng thông tin, có thể dạng dĩ lựa chọn bất kì sản phẩm kim cương nào mà không phải sợ chọn lầm hay chọn sai nữa. WOW sẽ gặp lại bạn ở các bài viết chia sẻ kiến thức kim cương tiếp theo nhé! Cảm ơn bạn!
- Phân Biệt Kim Cương VS1 Là Gì? Nên Chọn Độ Tinh Khiết Kim Cương VS1 Hay VS2?
- 16+ món quà tặng đồng nghiệp nam ý nghĩa và độc đáo
- Kim Cương Giác Cắt Asscher Là Gì? Tại Sao Giác Cắt Asscher Được Yêu Thích Nhất
- Hiểu Rõ Hơn Về Tiêu Chuẩn 4C Của Kim Cương: Chìa Khóa Cho Sự Lựa Chọn Kim Cương Hoàn Hảo
- Nhẫn cầu hôn trao khi nào? Sự thật nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới